Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘triển lãm’

Tháng 11/2005, Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại”.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê,Jrai… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.

Cồng chiêng Tây Nguyên có nguồn gốc từ truyền thống văn hóa và lịch sử rất lâu đời. Về cội nguồn, có nhà nghiên cứu cho rằng, cồng chiêng là “hậu duệ” của đàn đá. trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá… tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng… Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng – là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên… âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên. Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan… đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.

Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Để chào mừng kỷ niệm 67 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; nhân ngày truyền thống của Ngành Văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên phối hợp với các cơ quan trung ương và Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo tổ chức “Những ngày văn hoá Tây Nguyên” tại Hà Nội.

Đây là lần thứ hai, chương trình được tổ chức với quy mô lớn về văn hoá – con người – sự kiện của một vùng đất cao nguyên phía tây nam Tổ quốc với mục đích: giới thiệu với nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế những giá trị văn hoá và sức sống mãnh liệt, sự trường tồn của bản sắc Tây Nguyên trong nền văn hoá dân tộc Việt Nam , tôn vinh các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên , khai thác và phát triển kinh tế, du lịch trên nền tảng văn hoá truyền thống.

Với Sự tham gia của 05 tỉnh khu vực Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với các thành phần dân tộc Jarai, Bahnar, Ê đê, Xêđăng, Mơnông, Cơho, Mạ, Churu, Giẻtriêng, Brâu, Rơmăm… Các đơn vị thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ,  các đơn vị thuộc UBND Thành phố Hà Nội.  Binh đoàn 15 – Bộ Quốc phòng ,  Uỷ ban Dân tộc  , Hội đồng Dân tộc Quốc hội , Ban Tuyên giáo Trung ương , Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hoá, Hội Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam  . Các Hội chuyên ngành, các nhà nghiên cứu về văn hoá và lịch sử; các văn nghệ sĩ, nghệ nhân. Các nhà quản lý, các chuyên gia về văn hoá folklore cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan. Cùng nhau phối hợp và thực hiện ngày hội văn hóa Tây  Nguyên tại hà Nôi lần II – 2012 với chủ đề chung của chương trình  : TÂY NGUYÊN  – TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN  .

Được trưng bày thành hai khu vực với nội dung :

-Tây Nguyên – Bản sắc văn hoá truyền thống

-Tây Nguyên – Hội nhập và Phát triển

Tại không gian trưng bày của các  tỉnh Tây Nguyên , đồng bào các dân tộc còn mô phỏng lễ hội đâm trâu , mừng lúa mới kể sử thi hát khan; trình diễn cồng chiêng…Cùng với triển lãm, hội chợ sẽ giới thiệu, bày bán đặc sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm du lịch đậm chất Tây Nguyên phục vụ công chúng.

Đặc biệt trong không gian trưng bày triển lãm lần này đã giới thiệu đến công chúng một bộ sách ‘’ KHO TÀNG SỬ THI TÂY NGUYÊN ‘’ mà trước đây chúng ta thường gọi  Trường Ca , Anh Hùng Ca , một thể loại tự sự dân gian truyền miệng , cho đến nay vẫn được Lưu giữ trong trí nhớ của người dân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng . Việc phát hiện , sưu tầm và công bố các tác phẩm sử thi là cố gắng của nhiều thế hệ  các nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hóa dân gian gần một thế kỷ qua .

Năm 2001 chính phủ giao cho viện khoa xã hội VN chủ trì phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên và phụ cận thực hiện dự án điều tra , sưu tầm , bảo quản , biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên một cách quy mô , bài bản và đồng bộ . Dự án này cho thấy Tây Nguyên và các vùng phụ cận là vùng đất đã tồn tại và đang lưu giữ  một kho tàng sử thi vào loại phong phú , đồ sộ vào loại hiếm có trên thế giới .

Trong khuôn khổ của ngày hội với chủ đề TÂY NGUYÊN – BẢN SẮC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG  . Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam  với hơn 400 tài liệu hiện vật  , hình ảnh triển lãm giới thiệu về bản sắc văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng của vùng  : địa vực cư trú , đời sống sinh hoạt , nghề thủ công , văn hóa cồng chiêng , nhạc cụ , lễ hội , tín ngưỡng tộc người … nhằm góp phần giới thiệu  tôn vinh giữ gìn , phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các tộc người ở Tây Nguyên trong cộng đồng các dân tộc VN . Cùng với những hình ảnh triển lãm vì màu xanh Tây Nguyên của Binh đoàn 15  đã cho thấy được một Tây Nguyên HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN  .

Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng được đánh giá có vị trí quan trọng nhất trong việc lưu giữ

và phát huy kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam . Trong khuôn khổ những ngày văn hóa Tây Nguyên lần II – 2012 tại Hà Nội . Bảo Tàng Mỹ Thuật VN giới thiệu với công chúng hơn 60 tác phẩm hội họa và điêu khắc của gần 30 họa sĩ , nhà điêu khắc . Trong đó có nhiều họa sĩ nổi tiếng là người dân tộc Tây Nguyên . Với các chất liệu được sử dụng phong phú : phấn , bột màu , màu dàu , nàu nước , lụa , sơn mài …được các họa sĩ  Xu man , Nguyễn Vĩnh Nguyên , Hoàng Kiệt , Hà Xuân Phong , Sều Y Lun , Y Nhi , Kso  , Dinh Rú , Hồ Uông …. thể hiện qua các tác phẩm về đề tài Tây Nguyên .

Cùng Những hình ảnh Tây Nguyên Sắc màu Bazan được thể hiện qua những tác phẩm ảnh nghệ thuật thật sống động và mãnh liệt  của Hội Văn Học Nghệ Thuật Các Dân Tộc Thiểu Số .  Những tác phẩm trên  chứa đựng những cảm xúc chân thành với vùng đất và con người Tây Nguyên trong chiến tranh và trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới của các tộc người Tây Nguyên  .

Trung tâm  Unesco nghiên cứu , bảo tồn cổ vật VN  với không gian  CỔ VẬT TÂY NGUYÊN tập trung giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên thông qua các hiện vật , hình ảnh công cụ lao động sản xuất , sinh hoạt ,  ….những nét văn hóa độc đáo giàu bản sắc văn hóa của vùng đất Tây Nguyên .

NST Khánh Hòa Thúy Nga – Tp Hồ Chí Minh triển lãm bộ sưu tập ‘’ NÉT VĂN HÓA TÂY NGUYÊN ‘’ Đây là những hiện vật được sưu tầm từ vùng đất Tây Nguyên  , là những hiện vật đặc trưng sinh hoạt thường ngày và văn hóa của các dân tộc bằng các chất liệu da , đồng , gốm , đá  , gỗ …. những vật dụng này gắn bó với đời sống thường nhật nhưng mang những giá trị tinh thần tâm linh và tính thẩm mỹ của con người vùng đất Tây Nguyên .

Hiện vật được sắp xếp thành các chủ đề bộ săn bắn trên cạn ( nỏ , cung tên , lao ) bộ dụng cụ sản xuất và đồ dùng thường ngày của các dân tộc . Bộ dệt với những đường nét hoa văn tinh tế và màu sắc hấp dẫn , bộ nhạc cụ ( trống , goong tốc lốc , đàn gió … ) đặc biệt là chiêng , một đặc trưng văn hóa của đồng bào Tây Nguyên  , là một loại nhạc cụ ‘’ thiêng ‘’có vị trí rất quan trọng đến đời sống tinh thần , tâm linh của các dân tộc ở Tây Nguyên …. hy vọng bộ sưu tập hiện vật ‘’ NÉT VĂN HÓA TÂY NGUYÊN sẽ phần nào cung cấp cho công chúng những hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa và lịch sử của các dân tộc Tây Nguyên .

Tây Nguyên là đề tài vô tận trong các loại hình nghệ thuật , trong đó có nhiếp ảnh . Đất và con người Tây Nguyên đẹp đến nỗi  tưởng chừng như ở góc máy nào cũng tìm thấy những bức ảnh đẹp khiến ta rung động . Không phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp , cũng không phải là một nhà nghiên cứu . Tác giả  Lâm Tứ Khoa  ở Đà Nẵng chỉ có may mắn được nhiều lần đến vùng đất Tây Nguyên  đem theo một chút đam mê và tình cảm  . Rồi khi bắt gặp được những hình ảnh sinh động , anh đã ghi lại những khoảnh khắc ấy đem về sắp xếp lại theo một trình tự  , từ đó dựng lên một không gian TÂY NGUYÊN TỰ TÌNH để chúng ta cùng nhau ngắm nhìn và cùng nhau cảm nhận .

Đến từ vùng đất Gia Lai Họa sĩ Hồ Thị  Xuân Thu   đã đem đến cho ngày hội văn hóa Tây Nguyên một ‘’ SẮC MÀU TÂY NGUYÊN ‘’ thật đậm nét , với hơn 30 tác phẩm sơn mài về hình ảnh người phụ nữ Tây Nguyên trong hầu  hết các sinh hoạt trong cuộc sống từ lao đông bình thường đến các lễ hội và tâm tư tình cảm , bằng đường nét dân gian , người xem sẽ thực sự xúc động trước một Tây Nguyên kỳ diệu , bí ẩn hoang sơ và mộc mạc .

Như vậy , sau mười năm Những Ngày văn Hóa Tây Nguyên lần II – 2012  lại được tổ chức tại Hà Nội  . Đây là chương trình được tổ chức với quy mô lớn , giới thiệu văn hóa – con người  – sự kiện và những giá trị văn hóa , sức sống mãnh liệt cũng như sự trường tồn của bản sắc Tây Nguyên trong nền văn hóa các dân tộc Việt Nam, tôn vinh các giá trị  văn hóa vật thể, phi vật thể của vùng đất đỏ cao nguyên, nổi bật là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Khanhhoathuynga

Hình ảnh : Khanhhoathuynga

This slideshow requires JavaScript.

* MỤC LỤC – TIN TỨC THỜI SỰ NGÀNH GỐM 

Read Full Post »

Older Posts »