Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘thần Shiva’

Nguồn Bảo tàng Guimet

Thần Shiva

Tháp Bánh Ít (người Pháp gọi là Tháp Bạc: Tours d’Argent), tỉnh Bình Định, Việt Nam

Nghệ thuật Chăm

Phong cách Tháp Mẫm, cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12

Chất liệu: Sa thạch.

Cao:: 165 cm

Phát hiện: Don Navelle

Mã số: MG 18130

Bức tượng này thể hiện thần Shiva có 10 cánh tay, giữa trán có con mắt thứ ba, trên mũ có hình trăng lưỡi liềm biểu tượng cho sự khổ hạnh, sợi dây Phạm Thiên (Brahman) mang hình con rắn ở trước ngực, và một tay cầm cái chén hình nửa sọ người. Ngồi trên đài sen và tựa lưng vào tấm bia, tượng thần có khuôn hình tam giác, một kiểu thức thường thấy ở hệ tượng vào các thời đại muộn của nghệ thuật Chăm. Dáng cong của thân hình, cũng như mi dưới nằm ngang và cách xử lý mái tóc, đều tiêu biểu cho nghệ thuật của vương quốc Champa. Kiểu thức sampot (chạm theo mô-típ hình móc) viền quanh các viên tròn lủng lẳng với sự tô điểm tỉ mỉ, một đặc trung của Tháp Mẫm. Dù rằng khối nổi của bức tượng hết sức mềm mại nhưng sự lãnh tịnh của việc cách điệu hóa và tính hồn nhiên của cách thực hiện khiến cho những cánh tay phụ như dính vào lưng một cách giả tạo, đó lại là cấu tạo của thể loại nghệ thuật này.

Tượng thần Shiva này được tìm thấy ở một tháp Chăm (tiếng Chăm gọi là kalan) cao 25 m.

Phần lớn tượng hình người của Champa mang hình dung người Ấn Độ, bức tượng là này điểm giao của phong cách Mỹ Sơn A1 (thời hoàng kim của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của vương quốc nay với phong cách Tháp Mẫm. Tỉnh Bình Định có rất nhiều tác phẩm mang phong cách Tháp Mẫm chứng tỏ có một sự phát triển của nghệ thuật Chăm gốc dù rằng vẫn chịu ảnh hưởng rộng rãi của truyền thống Khờ-me thời đó.

Đức Chính dịch và giới thiệu

*Các tư liệu trên đều do bạn Đức Chính biên dịch và cung cấp cho Blog và diễn đàn . Thay mặt Bạn đọc xin chân thành cảm ơn Bạn Đức Chính .

Việc sử dụng lại các tư liệu trên , xin vui lòng liên hệ tác giả Đức Chính .

MỤC LỤC – HỘI HỌA & ĐIÊU KHẮC

MỤC LỤC – NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC & VĂN HÓA CHĂM

*Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm


Read Full Post »