Feeds:
Bài viết
Bình luận

Posts Tagged ‘Tần Thủy Hoàng’

Đội quân đất nung 8.000 binh mã của Tần Thủy Hoàng

small_1245815603.nv

Đội quân đất nung hay Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng là một quần thể tượng gồm 8.000 binh sỹ, ngựa bằng đất nung gần lăng mộ Tần Thủy Hoàng, có nhiệm vụ bảo vệ linh hồn của vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.

Đội quân đất nung đã bị lịch sử lãng quên cho đến tận năm 1974, khi các nông dân đào giếng phát hiện ra ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.

Đội quân đất nung đã bị lịch sử lãng quên cho đến tận năm 1974, khi các nông dân đào giếng phát hiện ra ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.

Một chiến binh đất nung được trưng bày ở Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.

Một chiến binh đất nung được trưng bày ở Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008.

Trong ảnh là các chiến binh đất nung, được đào trong lần khai quật đầu tiên từ năm 1978-1984 tại một bảo tàng ở Tây An. Trong lần khai quật đầu tiên người ta đã đào được hàng trăm chiến binh.

Trong ảnh là các chiến binh đất nung, được đào trong lần khai quật đầu tiên từ năm 1978-1984 tại một bảo tàng ở Tây An. Trong lần khai quật đầu tiên người ta đã đào được hàng trăm chiến binh.

Các nhà khảo cổ học hiện đã khởi động lần khai quật Đội quân đất nung thứ ba.

Các nhà khảo cổ học hiện đã khởi động lần khai quật Đội quân đất nung thứ ba.

Đội quân này được tạo ra để bảo vệ cho linh hồn của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Đội quân này được tạo ra để bảo vệ cho linh hồn của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Những bức tượng đất nung mới đầu có thể được sơn màu. Nhưng sau hơn 2.000 năm nằm dưới đất, màu của chúng đã biến mất.

Những bức tượng đất nung mới đầu có thể được sơn màu. Nhưng sau hơn 2.000 năm nằm dưới đất, màu của chúng đã biến mất.

Mỗi một bức tượng có một vẻ riêng và được nặn một cách khéo léo bằng tay từ năm 221 trước Công nguyên.

Mỗi một bức tượng có một vẻ riêng và được nặn một cách khéo léo bằng tay từ năm 221 trước Công nguyên.

terracotta180609_8

Tìm hiểu từng chiến binh trong đội quân cũng là một điều vô cùng thú vị.

Tìm hiểu từng chiến binh trong đội quân cũng là một điều vô cùng thú vị.

Qua vẻ ngoài, người ta có thể xác định được chiến binh đó là người vùng nào ở Trung Quốc.

Qua vẻ ngoài, người ta có thể xác định được chiến binh đó là người vùng nào ở Trung Quốc.

terracotta180609_4

terracotta180609_3

terracotta180609_2

terracotta180609_1

Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa. Ông cũng có công quy chuẩn các công cụ đo lường và tiền tệ ở khắp Trung Hoa.Cũng giống như danh tiếng của Tần Thủy Hoàng, đội quân đất của ông có sức trường tồn đáng kinh ngạc đối với các nhà khoa học.

Tóm tắc về khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Trong lúc đào giếng tìm nguồn nước, người dân ở huyện Lâm Đồng, cách thành phố cổ Tây An (Trung Quốc) 35km đã phát hiện một cửa hầm với rất nhiều binh mã rỗng. Các chuyên gia đánh giá, đây là một hầm mộ cổ thuộc loại lớn nhất thế giới, được xây dựng từ thời vua Tần Thủy Hoàng…

Sự kiện phát hiện ra hầm mộ binh mã rỗng – một kỳ quan của nền văn minh thời cổ đại ở Trung Quốc, đã làm cho cả thế giới chú ý. Kể từ khi xây dựng Viện Bảo tàng văn hóa binh mã rỗng năm 1983 đến nay, du khách các nước trên thế giới đã tới tấp đến thăm. Binh mã rỗng cũng đã từng được đưa đi trưng bày ở nhiều nước và gây nên tiếng vang mạnh mẽ. Tháng 12/1987, Tổ chức Khoa học Giáo dục và Văn hóa Liên hiệp quốc đã đưa binh mã rỗng vào danh sách di sản của thế giới.

Tần Thủy Hoàng, vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, được an táng tại phía Bắc núi Lệ, huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây. Trải qua cuộc bể dâu kéo dài hơn 2000 năm, hiện sắc thái ban đầu của lăng mộ này không còn nữa. Theo ghi chép của sử sách, mộ Tần Thủy Hòang cao khoảng 115m, chu vi hơn 2.076m. Do thời gian và sự đào bới của con người trong suốt 2000 năm qua nên quả đồi đã nhỏ đi rất nhiều. Hiện nay, lăng mộ chỉ còn cao hơn 70m, chu vi khoảng 1.400m. Các nhà khoa học đã phát hiện ngôi mộ cổ này có tường trong và tường ngoài. Tường trong dài khoảng 4.000m, tường ngoài dài 6.000m. Trên thực tế, bố cục của lăng Tần Thủy Hòang là sự mô phỏng lại đô thành Hàm Dương. Qua điều tra và khai quật, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã phát hiện ở đây có rất nhiều di tích kiến trúc và cổ vật quý hiếm.

Ngoài ngôi mộ khổng lồ trên mặt đất, cùng cụm kiến trúc bề thế sang trọng và nhiều hầm mộ tùy táng, còn có một cung điện nằm rất sâu dưới lòng đất. Hầm mộ xây dựng dựa theo địa hình núi đồi, có sông ngòi và hồ nước (người ta còn cho thêm thủy ngân để dòng sông chảy xiết hơn), bên trong có chứa các loại vũ khí, cung tên bắn tự động, để đề phòng những kẻ đào trộm mộ. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa khai quật hầm mộ lăng Tần Thủy Hoàng, cho nên người ta không thể nhìn thấy những kiến trúc và cổ vật quý ở trong đó. Cách đây vài năm, các nhà khoa học đã thăm dò lăng mộ vua Tần Thủy Hòang bằng những phương pháp khoa học hiện đại, cho thấy, trong hầm mộ xuất hiện những phản ứng khác thường đối với thủy ngân. Điều này có nghĩa là trong hầm mộ có hàm lượng thủy ngân cao hơn nhiều so với khu vực xung quanh mộ. Cho đến nay, Trung Quốc đã phát hiện 4 hầm mộ binh mã rỗng, trong đó có 1 hầm chưa xây dựng xong, vì vậy ở đây không có tượng lính và tượng ngựa tùy táng. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng, hầm số 1 có quy mô lớn nhất, chạy từ đông sang tây, dài 210m, rộng khoảng 60m, tổng diện tích khoảng 13.000m2. Trong 3 hầm mộ binh mã rỗng còn lại, hầm số 1 là hầm của hữu quân, thiết lập một thế trận hùng mạnh với bộ binh là chính. Hầm mộ số 2 là hầm mộ của tả quân với thế trận rất quy mô, gồm có chiến xa, kỵ binh và bộ binh. Hầm mộ chưa xây dựng xong theo dự định là hầm mộ dành cho trung quân…

Binh mã rỗng không những có giá trị về mặt nghệ thuật, mà còn có thể giúp các nhà nghệ thuật đương đại giải đáp thắc mắc về vấn đề chiến tranh thời cổ đại ở Trung Quốc. Hầm mộ binh mã rỗng thời vua Tần rất quy mô, tổng cộng 20.780m2, hiện nay Trung Quốc chỉ mới khai quật được một phần. Xét về cách xếp các tượng lính và tượng ngựa đã khai quật cho thấy, cả 3 mộ cổ đã chôn hơn 130 chiến xa, 500 ngựa gốm kéo xe, 116 chiếc yên ngựa của kỵ binh, gần 8.000 tượng lính kéo xe, tượng kỵ binh và bộ binh. Những tượng lính và tượng ngựa trông rất giống người thật và ngựa thật, đứng xếp hàng oai nghiêm trật tự là hình ảnh thu nhỏ, nói lên tiềm lực quân đội hùng hậu của đời Tần. Riêng các tượng lính đều cao trên 1,8m. Chính vì được làm từng cái một cho nên các tượng trông khác nhau, nét mặt rất sinh động.

Việc khai quật binh mã rỗng vào năm 1974 đã một lần nữa đánh thức nền văn minh thời cổ Trung Quốc, mở ra cánh cửa kho tàng lịch sử bị vùi trong thời gian. Những đội lính và đội ngựa mà chúng ta nhìn thấy hiện nay đều có màu tro, màu vốn có của gốm, thế nhưng màu vốn có của các tượng lính và tượng ngựa cách đây hơn 2000 năm thực ra không phải màu tro. Toàn bộ binh mã rỗng đời Tần đều được các nghệ nhân tô màu. Do hầm mộ bị cháy, bị chôn vùi dưới đất và ngâm nước hơn 2.000 năm nên màu đã bị phai, chỉ một số vùng cục bộ còn giữ nguyên màu.

Có thể nói, binh mã rỗng không những là sự miêu tả sinh động về quân đội nước Tần, mà còn đạt đến đỉnh cao kỳ diệu trong lịch sử nghệ thuật chạm khắc và nặn tượng của Trung Quốc.

(Nguồn: VTR.ORG.VN ảnh Báo Dân Trí)

MỤC LỤC – HỘI HỌA & ĐIÊU KHẮC


Read Full Post »