SƯU TẦM GỐM SỨ CỔ TRUNG HOA – DẪN NHẬP
Tác giả: Jan-Erik Nilsson
Dịch thuật: KH- Thúy Nga
HAI NHÓM CHÍNH: SẢN XUẤT THEO THỊ HIẾU NGƯỜI TQ & SẢN XUẤT DÀNH CHO XUẤT KHẨU.
Một cách tổng quát, phần lớn hàng hóa chất liệu gốm sứ TQ có thể được chia thành hai nhóm chính: SẢN XUẤT CHO THỊ TRƯỜNG TQ & SẢN XUẤT DÀNH CHO XUẤT KHẨU “1. Chinese market porcelain” and “2. Chinese export porcelain”.
1.- GỐM SỨ SX THEO THỊ HIẾU CỦA NGƯỜI TQ:
Thường để chỉ tất cả các hàng gốm sứ đặc biệt sản xuất cho thị trường châu Á và được chia thành:
· Gốm sứ cung đình “Guan yao – Imperial kiln/ware” (ngự dụng)
· Gốm sứ phổ thông “Min yao – peoples ware” (dân dụng)
Cả hai nhóm trên thường được lưu dấu triện ở phần đáy. Trái lại, cổ vật gốm sứ xuất khẩu ít khi có được các dấu triện ở đáy này. Do vậy bạn có thể xem yếu tố dấu triện “base mark” như là yếu tố phân lọai; nếu đồ vật là cổ và có ký hiệu dấu thì rất có thể nó đã được sản xuất cho thị trường châu Á. Đa số cổ vật gốm sứ TQ xuất khẩu sang phương tây đều không ghi dấu triện.
GỐM SỨ CUNG ĐÌNH:
Phân lọai này có nghĩa là “ đồ sứ chỉ đặc biệt sản xuất cho hòang đế TQ và nội cung sử dụng”. nếu bỏ qua niên đại và chỉ chú tâm đến chất liệu trắng và rắn như đá mà người phương tây gọi là porcelain thì đồ sứ đầu tiên này đã được sản xuất từ triều đại nhà Nguyên ở một xưởng gốm hòang gia tại Jingdezhen (Cảnh Đức trấn) . Từ ấy trở đi trong suốt các triều đại Minh và Thanh , đồ sứ cung đình đã được đặt sản xuất biệt lập tại xưởng gốm hòang gia này tọa lạc ở Zhushan (Pearl Hill) trong vùng Jingdezhen, thuộc tỉnh Giang Tây nơi mà cho đến ngày nay nền công nghiệp gốm sứ vẫn họat động với hết chức năng của nó.
Khi nói về đồ sứ nhà Minh “Ming porcelain” như là mặt hàng rất đẹp và đắt tiền vì trong tư tưởng chúng ta nghĩ về đồ sứ cung đình nhà Minh “Imperial Ming porcelain – Ming Guan yao” như trên. Đây cũng là điểm mà phần lớn các nhà sưu tập lầm lẫn vì có rất nhiều đồ sứ có tuổi niên đại nhà Minh nhưng chẳng có gì là cung đình “imperial” nhà Minh cả. Như một định luật cơ bản, nếu như bạn đã phải trả ít hơn 5.000 USD cho một món đồ nào đó mà bạn nghĩ là đồ thật sự trong cung đình nhà Minh, thì hãy chuẩn bị cho mình một sự kiện rằng bạn có lẽ vừa trở thành chủ nhân của hoặc là một món đồ giả – hoặc là một cái gì đó không thuộc về cung đình nhà Minh mà chỉ là có từ thời đại đó.
GỐM SỨ PHỔ THÔNG:
Hầu hết đồ sứ TQ chúng ta nhìn thấy ngày nay là hàng gốm sứ phổ thông, đa phần các lọai tô chén và các vật dụng khác liên quan đến lối sống châu Á. Các lọai đồ sứ này theo thời gian vẫn không thay đổi nhiều và vì vậy có lẽ khó để kiểm định niên đại sản xuất.
Thật sự là có rất ít khác biệt giữa một cái chén ăn cơm được sản xuất ở một tỉnh lỵ nào đó vào thế kỷ 12 với một cái được làm từ thế kỷ 19. Giá cả hầu như ở mọi nơi là vào khỏang 20 USD cho đến 250 USD. Trong chuyện này chính sự hứng thú hay sở thích cá nhân của bạn mới tạo nên sự khác biệt.
2.- GỐM SỨ SẢN XUẤT DÀNH CHO XUẤT KHẨU:
Trái lại là các đồ sứ chỉ sản xuất riêng cho việc tiêu thụ bên ngòai TQ. Đồ sứ xuất khẩu TQ lại được phân lọai theo hàng được sx cho:
· Tây Âu và Hoa Kỳ (hiếm khi có dấu triện)
· Phương Đông và cận Đông – Ấn Độ (hiếm khi có dấu triện)
· Nhật Bản (hiếm khi có dấu triện)
· Đông Nam Á (thường ghi dấu triện)
Khá thích thú là chính người dân TQ ngày nay cũng khó biết được TQ đã làm ra các sản phẩm này và cũng không thể ngay lập tức nhận ra đó là đồ sứ TQ.
Sự khác biệt giữa các cổ vật được sản xuất cho các thị trường khác nhau được tìm thấy ở cả hai khía cạnh hình dáng của chúng, tùy thuộc ý đồ sử dụng, và cách trang trí của chúng. Bạn có thể phân lọai hầu hết các món đồ này bằng cách so sánh với vải vóc ở các khu vực . Điều này thọat nghe có vẻ kỳ dị nhưng thời trang là thời trang và đó cũng là điều quyết định cách thức trang trí trên đồ sứ. Những người thợ làm bình TQ chỉ thực hiện những cái được đặt hàng và có thể bán được.
Hình dáng điển hình cho đồ sứ sx cho phương Tây từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 là các đĩa đựng sâu và dẹt có viền miệng, liễn đựng súp, tách cà phê và trà có hoặc không có quai, bình có tay cầm, bình đựng sữa.
Chúng thật dễ dàng được nhận biết và trên nhiều phương diện là những đồ vật an tòan nhất để khởi đầu đối với các nhà sưu tập ở phương Tây. Chúng dễ dàng nhận biết, dễ dàng định niên đại, hòan tòan mua được trong khả năng, và có sẵn với đa dạng chất lượng và giá cả, làm việc sưu tập trở nên thích thú.
Đối với các sp gốm sứ xuất ra phương Đông, thông thường đa phần được nghĩ đến là các khay đựng thực phẩm qúa khổ, vò chứa nước cao được làm riêng cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và thị trường Hồi giáo. “Martabans” hay chum đựng nước và thực phẩm cở lớn có thể cũng là một trong nhóm này.
Đồ sứ TQ sản xuất cho thị trường Nhật đáng chú ý nhiều nhất là các đồ vật liên quan đến nghi thức trà đạo Nhật Bản. Tiêu biểu là các đĩa đựng thực phẩn nhỏ (cố ý làm cho có dáng cong) niên đại từ vài thập kỷ cuối đời nhà Minh cho đến nhà Thanh.
Đông nam Á đã là thị trường rộng lớn cho các thương nhân TQ trong suốt ít nhất 1000 năm trở lại đây và mọi lọai tô chén, các lọai hộp nhỏ, lọ nhỏ đã được tìm thấy tại đây. Đồ vật có từ triều đại Tống và Nguyên là hòan tòan thông thường vì sự gần gũi địa lý và sự giao thương như thế đã diễn ra cho tới thời đại ngày nay.
Đồ gốm sứ cho các khách hàng của người TQ ở vùng eo biển Penang, Malacca và Singapore cũng thuộc nhóm này nhưng với đặc trưng văn hóa nhóm theo cách trang trí thừa hưởng được của dòng gốm Swatow vương triều nhà Minh.
SƯU TẦM & HÀNG GIẢ
Gốm sứ xuất khẩu trong vòng hai thế kỷ trở lại đây rất dễ dàng tìm thấy. Nhưng khả năng là bạn thực sự nên lo lắng về hàng giả. Điều làm việc sưu tầm đồ sứ trở nên thích thú, tác giả tin rằng, chính là vì nó qúa khó. Nhờ vào tất cả hàng giả nhái mà có nhiều đồ thật chính cống quanh ta không được xác nhận một cách đúng đắn. Một cuộc mặc cả tại chợ trời đôi khi mang lại kết quả việc sở hữu một món hàng thật.

fake product
DẤU TRIỆN
Gốm sứ sx tại lò gốm hòang gia theo chiếu chỉ phải được ghi dấu niên hiệu period mark – a “nian hao” – do Hòang đế thảo ra. Dấu niên hiệu hòang triều dường như được viết trên mặt sứ bởi một nhóm nhỏ họa sỹ với mức độ chuyên nghiệp rất cao mà có lẽ phải trải suốt cuộc đời họ với việc phải viết chỉ một dấu triện tương tự. Những dấu này cũng có khác biệt nhỏ giữa các đồ vật và người ta có thể nhận biết được thủ pháp viết tay vì chỉ có qúa ít ỏi họa sỹ. Những dấu này, theo ý kiến tác giả, đã bị sao chép ngay từ ngày đầu tiên bên ngoài lò gốm hòang gia, và các dấu “ không hòang gia” (non-imperial) này ngày càng lấn át số lượng các đồ vật thật. Một trường hợp đặc biệt là có khi lò gốm hòang gia được lệnh thực hiện các bản sao cho các đồ gốm sứ thật có từ các thời đại trước đó, nhưng đa phần các dấu triện gỉa chỉ là của các ông chủ lò gốm tư nhân viết lên nhằm tăng giá trị hàng hóa và có lẽ thật khó để định niên đại một cách đúng đắn.
Hầu hết cổ vật gốm sứ xuất khẩu TQ không hề mang bất kỳ dấu triện nào. Gốm sứ TQ xuất ra thị trường Đông nam Á từ năm 1860 đến năm 1920 thường có dấu triện vuông đỏ mờ. Những dấu này có thể nói lên điều gì đó, nhưng việc xuất khẩu đồ sứ gần như ngưng trệ từ giữa đến cuối thế kỷ 19. Chúng ta cũng phải nghiêm túc cân nhắc đến số lượng sản xuất gốm sứ khổng lồ có mang bất kỳ dấu triện nào từ năm 1970 cho đến nay.
Trả lời